Những câu hỏi liên quan
nguyenthiennhan
Xem chi tiết
SukhoiSu-35
15 tháng 4 2021 lúc 21:04

Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.

Bình luận (1)
Toán full
Xem chi tiết
Linh Linh
2 tháng 3 2019 lúc 18:15

  "Bạch Đằng một cõi chiến tràng,
Xương bay trắng đất, máu màng đỏ sông"
 
Tên tuổi người anh hùng Trần Quốc Tuấn gắn liền với những chiến công hiển hách ấy. Ông là tác giả cuốn "Binh thư yếu lược" và "Hịch tướng sĩ" bất hủ. Năm 1285, Hốt Tất Liệt lại sai Thoát Hoan mang 50 vạn quân sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Trước đó, Trần Quốc Tuấn đã được vua Trần cử giữ chức Tiết chế thống lĩnh. Và ông đã viết “Hịch tướng sĩ” kêu gọi ba quân, vương hầu, tướng lĩnh học tập binh thư, rèn tập giáo mác, cung tên, chiến mã, sẵn sàng quyết chiến quyết thắng lũ xâm lược.
 
Đoạn văn sau đây trích trong bài "Hịch tướng sĩ":
 
... "Huống chi, ta cùng các ngươi sinh thời loạn lạc.... Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng "...
 
1. Câu thứ nhất là một lời tâm huyết của vị thông soái thổ lộ tâm tình với các tướng sĩ: cùng một thế hệ đang gánh vác sứ mệnh lịch sử. “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan ”. " Thời loạn lạc và buổi gian nan " ấy là khi đất nước ta đang đứng trước họa xâm lăng của quân Mông cổ. Ta cùng các ngươi đang chung chịu gian nan thử thách nặng nề, cùng chia ngọt sẻ bùi với nhau, cùng vinh, nhục với dân tộc và đất nước.
 
2. Bằng cái nhìn sáng suốt và cảnh giác, Trần Quốc Tuấn đã vạch trần dã tâm và bộ mặt tham lam, tàn bạo của quân xâm lược phương Bắc qua hình ảnh tên sứ giặc. Sau thảm bại lần thứ nhất 1258, cậy thế "Thiên triều", đế quốc Nguyên - Mông liên tiếp cử sứ giả sang nước ta sách nhiễu. Chẳng khác nào lũ thái thú thuở nào, sứ giặc Mông cổ "nghênh ngang đi lại ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà mắng triều đình, đem thân dê chó ma bắt nạt tể phụ ". “Lưỡi cú diều ”, “thân dê chó ”là hai hình ảnh ẩn dụ lột tả bộ mặt tham tàn của bọn ngụy sứ. Hành động của chúng thì ngang ngược, “nghênh ngang ”, coi Đại Việt và kinh thành Thăng Long là quận huyện của chúng. Cậy thế nước lớn chúng ra sức hoành hành, vừa “bắt nạt ”, vừa "sỉ mắng" triều đình và vua tôi nhà Trần. Giặc đã xúc phạm đến quốc thể và niềm tự tôn dân tộc. Trần Quốc Tuấn đã biểu lộ lòng căm thù và khinh bỉ đối với sứ giặc, khêu gợi ý thức dân tộc đối với tướng sĩ.
 
Lòng tham vô đáy là bản chất của bọn giặc phương Bắc. Lúc thì chúng "thác mệnh Hốt Tất Liệt" mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng lúc thì chúng "giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn". Giặc tìm đủ trăm phương nghìn kế "mà đòi...mà thu... để vét..." tài sản quý báu của ta, bóc lột dân ta đến tận xương tủy. Nghệ thuật đối ngẫu được vận dụng sắc bén làm nổi bật hành động và dã tâm của bọn sứ giặc. Mỗi vế câu vạch trần một âm mưu, một hành động tham tàn của bọn sứ giặc: “Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình // đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ; thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng // giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn ”.
 
Lòng căm thù giặc như ngọn lửa ngày một bốc cao. Tác giả gọi sứ giặc là hổ đói không thể khoan nhượng, không thể khoanh tay ngồi nhìn chúng hoành hành. Với cái nhìn sáng suốt, ông đưa ra một so sánh vô cùng sâu sắc: khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau !. Hổ đói phải ném cho chúng bao nhiêu thịt mới vừa, có lúc người nuôi hổ đói phải thế mạng !. Cũng như phải cống nạp bao nhiêu ngọc lụa, bạc vàng cho thỏa lòng tham vô đáy của lũ giặc ! vạ về sau mà Trần Quốc Tuấn chỉ rõ là thảm họa nước mất nhà tan, cùng các ngươi bị giặc bắt, đau xót biết chừng nào ? ”.
 
Một trong những yêu cầu của hịch là vạch trần tính chất phi nghĩa, dã man của đối phương, của giặc để khêu gợi lòng căm thù giặc của đông đảo nhân dân. Đoạn văn trên đây với cách lập luận sắc bén, cách đưa dẫn chứng, với nghệ thuật sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, cách cấu trúc các vế biền ngẫu đối xứng... đã tạo nên giọng văn đanh thép, (lùng hồn, mạnh mẽ, đầy ấn tượng).
 
3. Phần hai của đoạn văn sục sôi nhiệt huyết và tinh quyết chiến. Một tâm trạng nhiều đau đớn, đắng cay, tủi nhục trước hành động tham tàn của sứ giặc, trước họa xâm lăng đang đến gần. Ăn và ngủ là những nhu cầu sống không thể thiếu được đối với mỗi người. Thế mà vị thống soái đã và đang trải qua những đêm ngày căng thẳng. Tới bữa “quên ăn ”, nửa đêm "vỗ gối đau đớn, tủi nhục đến cực độ "ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ".Một cách nói cụ thể, ám ảnh. Một cách diễn tả mạnh mẽ qua các vế câu cân xứng, hô ứng (chủ yếu mỗi vế 4 từ) làm nổi bật tâm trạng của người anh hùng khi Tổ quốc Đại Việt lâm nguy:
 
" Ta thường / tới bữa quên ăn / nửa đêm vổ gối / ruột đau như cắt / nước mắt đầm đìa"...
 
Cái nguyên cớ sâu xa của nỗi đau, của sự căm tức của vị thống soái cũng thật phi thường, quyết không dung tha lũ giặc cướp: căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù !”. Các động từ mạnh được sử dụng rất đắt dể diễn tả lòng căm thù giặc sôi sục: "xả" thịt, “lột" da, “nuốt" gan, "uống" máu (quân thù). Đó là cách nói, cách biểu thị của người xưa quyết không đội trời chung với giặc !
 
Khép lại đoạn văn là lời nguyền của Trần Quốc Tuấn. Từ tâm trạng mà thể hiện thái độ, từ thái độ mà biểu thị hành động, đó là cấu trúc nội tại ý tưởng - cảm xúc đoạn văn trên. Vị thống soái quyết một phen sống, mái với giặc Nguyên - Mông:
 
"Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng !"

"Trăm thân...nghìn xác... " là cách nói thậm xưng, là phép khoa trương trong phú, hịch ngày xưa. "Nội cỏ" là đồng cỏ, bãi chiến trường: "Xác gói trong da ngựa" là điển tích nói lên niềm kiêu hãnh tự hào của các tráng sĩ, tướng tá ngày xưa được hi sinh trên chiến địa. Tác giả đã có một cách nói rất hay, rất sâu sắc và độc đáo về một lời thể thiêng liêng, thể hiện tư thế hiên ngang, lẫm liệt, tinh thần quyết chiến của người anh hùng thuở "Bình Nguyên". Chính vì vậy mà khi giặc Nguyên Mông tràn vào nước ta mạnh như gió lướt sóng dữ, ông vẫn ung dung, nghiêm nghị tâu với vua Trần Nhân Tông. "Nếu hệ hạ muốn hàng thì trước hết hãy chém đầu thần đi đã !...
 
Đoạn văn trên đây tiêu biểu cho tư tưởng và nghệ thuật của lí lẽ và cảm xúc kết hợp hài hòa. Giọng văn đanh thép, hùng hồn. Hình ảnh quân giặc tham lam, tàn bạo bao nhiêu thì hình ảnh Trần Quốc Tuấn lại hiên ngang, lẫm liệt và anh hùng bây nhiêu ! Đoạn văn đã làm sống lại những năm tháng hào hùng thuở "Bình Nguyên". Nó như tiếng kèn vang dội non sông, nâng cao dũng khí đoàn quân ào ào xung trận với quyết tâm "phá cường địch, báo hoàng ân". Thể hịch dưới ngòi bút Trần Quốc Tuấn đã trở thành bản anh hùng ca thời đại "Hịch tướng sĩ" là bài ca yêu nước thể hiện cao đẹp tinh thần quyết chiến quyết thắng của dân tộc ta, biểu hiện rực rỡ nhất "Hào khí Đông A".

Bình luận (0)
Xem chi tiết
uazl?
Xem chi tiết
Laville Venom
7 tháng 5 2021 lúc 7:08

Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng và vô giá của con người. Nhờ thứ tình cảm ấy mà nhân dân ta đã trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm, đã từng phải đối mặt với những kẻ thù mạnh nhất thế giới nhưng nhân dân ta chưa bao giờ nao núng. Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể hiện thật cảm động qua bài Hịch tướng sĩ. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Bài hịch là lời kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù. Qua đó cũng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn.

Bình luận (0)
minh nguyet
7 tháng 5 2021 lúc 7:36

Tham khảo nha em:

      Trần Quốc Tuấn là vị tướng tài ba của dân tộc. Ông có một trái tim yêu nước thiết tha, điều đó được thể hiện rõ nhất qua từng lời, từng chữ trong bài Hịch tướng sĩ đó ông viết. Thấy đất nước lầm than, nhân dân khốn cùng, ông không khỏi xót xa "nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Càng yêu nước ông cành căm phẫn bọn giặc giày xéo Tổ quốc mình, sẵn sàng hy sinh cả bản thân để dành lại tự do cho dân tộc. Thấy quân sĩ, tướng lĩnh lơ là việc luyện tập, ông thẳng thắng phê phán, đồng thời cũng khích lệ tinh thần đấu tranh của binh sĩ mình đứng lên cứu nước. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thật đáng trân trọng và tự hào, ông là gương sáng cho bao thế hệ sau noi theo. Biết phấn đấu và có trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc mình.

Bình luận (0)
Nguyen Ngọc Anh
Xem chi tiết

TK#

Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh riêng, nhưng hơn tất cả, sứ mệnh chung của chúng ta đặc biệt là giới trẻ thì trách nhiệm đối với đất nước là một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Vậy trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước là gì? Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với mọi người vì điều đó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng không chỉ vì tương lai của mình mà còn để xây dựng đất nước giàu đẹp xứng đáng với những gì được hưởng.

Bình luận (0)
Phạm Ngọc Cát Tường
19 tháng 3 2023 lúc 11:11

Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh riêng, nhưng hơn tất cả, sứ mệnh chung của chúng ta đặc biệt là giới trẻ thì trách nhiệm đối với đất nước là một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Vậy trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước là gì? Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với mọi người vì điều đó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng không chỉ vì tương lai của mình mà còn để xây dựng đất nước giàu đẹp xứng đáng với những gì được hưởng.

Bình luận (0)
Trần Quốc Trung
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
20 tháng 1 2022 lúc 20:15

là câu thơ lên án với vấn đề nước nhà bấy giờ, thể hiện thái độ nuối tiếc đồng thời căm hận những người chỉ ham chơi mà bỏ bê trách nhiệm, nhất là khi đất nước đang lâm nguy

 

Bình luận (0)
Nguyen Ngọc Anh
Xem chi tiết
chu diệu linh
Xem chi tiết
Võ Bảo Vân
6 tháng 5 2020 lúc 19:33

tham khảo:

Trong thế kỉ XIII, Đại Việt đã ba lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông. Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng... là những chiến công vang dội đời Trần đã tô thắm trang sử chống xâm lăng của nhân dân ta.

“Bạch Đằng một cõi chiến tràng,

Xương hay trắng đất, máu màng đỏ sông”.

(Đại Nam quốc sử diễn ca)

Tên tuổi người anh hùng Trần Quốc Tuấn gắn liền với những chiến công hiển hách ấy. Ông là tác giả cuốn “Binh thư yếu lược” và “Hịch tướng sĩ” bất hủ. Năm 1285, Hốt Tất Liệt lại sai Thoát Hoan mang 50 vạn quân sang xâm lược Đại việt lần thứ hai. Trước đó, Trần Quốc Tuấn đã được vua Trần cử giữ chức Tiết chế thống lĩnh”. Và ông đã viết “Hich tướng sĩ” kêu gọi ba quân, vương hầu, tướng lĩnh học tập binh thư, rèn tập giáo mác, cung tên, chiến mã, sẵn sàng quyết chiến quyết thắng lũ xâm lược.

Đoạn văn sau đây trích trong bài “Hịch tướng sĩ”:

... “Huống chi, ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc... Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”....

Câu thứ nhất là một lời tâm huyết của vị Thống soái thổ lộ tâm tình với các tướng sĩ; những người cùng một thế hệ đang gánh vác sứ mệnh lịch sử: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gập buổi gian nan”. Thời loạn lạc” và “buổi gian nan” ấy là khi đất nước ta đang đứng trước họa xâm lăng của quân Mông Cổ. Ta cùng các ngươi đang chung chịu gian nan thử thách nặng nề, cùng chia ngọt sẻ bùi với nhau, cùng vinh, nhục với dân tộc và đất nước.

Bằng cái nhìn sáng suốt và cảnh giác, Trần Quốc Tuấn đã vạch trần dã tâm và bộ mặt tham lam, tàn bạo của quân xâm lược phương Bắc qua hình ảnh tên sứ giặc. Sau thảm bại lần thứ nhất 1258, cậy thế 'Thiên triều”, đế quốc Nguyên - Mông liên tiếp cử sứ giả sang nước ta sách nhiễu. Chẳng khác nào lũ Thái thú thuở nào, sứ giặc Mông Cổ “nghênh ngang đi lại ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng Triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ”. “Lưỡi cú diều”, “thân dê chó” là hai hình ảnh ẩn dụ lột tả bộ mặt tham tàn của bọn ngụy sứ. Hành động của chúng thì ngang ngược, “nghênh ngang”, coi Đại Việt và kinh thành Thăng Long là quận huyện của chúng. Cậy thế nước lớn chúng ra sức hoành hành, vừa bắt nạt, vừa “sỉ mắng” Triều đình và vua tôi nhà Trần. Giặc đã xúc phạm đến quốc thể và niềm tự tôn dân tộc. Trần Quốc Tuấn đã biểu lộ lòng căm thù và khinh bỉ đối với sứ giặc, khêu gợi ý thức dân tộc đối với tướng sĩ.

Lòng tham vô đáy là bản chất của bọn giặc phương Bắc. Lúc thì chúng “thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng”, lúc thì chúng “giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bọc vàng, để vét của kho có hạn”. Giặc tìm đủ trăm phương nghìn kế “mà đòi... mà thu... để vét...” tài sản quý báu của ta, bóc lột dân ta đến tận xương tủy. Nghệ thuật đối ngẫu được vận dụng sắc bén làm nổi bật hành động và dã tâm của bọn sứ giặc. Mỗi vế câu vạch trần một âm mưu, một hành động tham tàn của bọn sứ giặc: “Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng Triều đình đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ: thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn”.

Lòng căm thù giặc như ngọn lửa ngày một bốc cao. Tác giả gọi sứ giặc là “hổ đói” không thể khoan nhượng, không thể khoanh tay ngồi nhìn chúng hoành hành. Với cái nhìn sáng suốt, ông đưa ra một so sánh vô cùng sâu sắc: ‘Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói sao cho khỏi để tai vạ về sau!” Hổ đói phải ném cho chúng bao nhiêu thịt mới vừa, có lúc người nuôi hổ đói phải thế mạng! Cũng như phải cống nạp bao nhiêu ngọc lụa, bạc vàng cho thỏa lòng tham vô đáy của lũ giặc! Tai vạ về sau” mà Trần Quốc Tuấn chỉ rõ là thảm họa nước mất nhà tan, “ta cùng các ngươi sx bị giặc bắt, đau xót biết chừng nào?”.

Một trong những yêu cầu của hịch là vạch trần tính chất phi nghĩa, dã man của đối phưong, của quân giặc để khêu gợi lòng căm thù giặc của đông đảo nhân dân. Đoạn văn trên đây với cách lập luận sắc bén, cách đưa dẫn chứng, với nghệ thuật sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, cách cấu trúc các vế biền ngẫu đối xứng... đã tạo nên giọng văn đanh thép, hùng hồn, mạnh mẽ, đầy ấn tượng!

Phần hai của đoạn vẫn sục sôi nhiệt huyết và tinh thần quyết chiến. Một tâm trạng nhiều đau đớn, đắng cay, tủi nhục trước hành động tham tàn của sứ giặc, trirớc họa xâm lăng đang đến gần. Ăn và ngủ là những nhu cầu sống không thể thiếu được đối với mỗi người. Thế mà vị Thống soái đã và đang trải qua những đêm ngày căng thẳng. Tới bữa “quên ăn”, nửa đêm “vỗ gối”; đau đớn, tủi nhục đến cực độ "ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Một cách nói cụ thể, ám ảnh. Một cách diễn tả mạnh mẽ qua các vế câu cân xứng, hô ứng (chủ yếu mỗi vế bốn từ) làm nổi bật tâm trạng của người anh hùng khi Tổ quốc Đại Việt lâm nguy:

'Ta thường / tới bữa quên ăn / nửa đêm vỗ gối / ruột đau như cắt / nước mắt đầm đìa”...

Cái nguyên cớ sâu xa của nỗi đau, của sự căm tức của vị Thống soái cũng thật phi thường, quyết không dung tha lũ giặc cướp: “Chỉ căm tức chưa xẻ thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù!”. Các động từ mạnh được sử dụng rất đắt để diễn tả lòng căm thù giặc sôi sục: “xẻ” thịt, "lột”da, “nuốt” gan, “uống” máu (quân thù). Đó là cách nói, cách biểu thị của người xưa quyết không đội trời chung với giặc!

Khép lại đoạn văn là lời nguyền của Trần Quốc Tuấn. Từ tâm trạng mà thể hiện thái độ, từ thái độ mà biểu thị hành động, đó là cấu trúc nội tại ý tưởng - cảm xúc đoạn văn trên. Vị Thống soái quyết một phen sống, mái với giặc Nguyên - Mông:

“Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng!”

‘Trăm thân... nghìn xác...” là cách nói thâm xưng, là phép khoa trương trong phú, hịch ngày xưa. “Nội cỏ” là đồng cỏ, bãi chiến trường: “Xác gói trong da ngựa” là điển tích nói lên niềm kiêu hãnh tự hào của các tráng sĩ, tướng lĩnh ngày xưa được hi sinh trên chiến địa. Tác giả đã có một cách nói rất hay, rất sâu sắc và độc đáo về một lời thề thiêng liêng, thể hiện tư thế hiên ngang, lẫm liệt, tinh thần quyết chiến của người anh hùng thuở “Bình Nguyên”. Chính vì vậy rnà khi giặc Nguyên Mông tràn vào nước ta mạnh như gió lướt sóng dữ, ông vẫn ung dung, nghiêm nghị tâu với vua Trần Nhân Tông: “Nếu bệ hạ muốn hàng thì trước hết hãy chém đầu thần đi đã!...”.

Đoạn văn trên đây tiêu biểu cho tư tưởng và nghệ thuật của “Hịch tướng sĩ”. Lí lẽ và cảm xúc kết hợp hài hòa. Giọng văn đanh thép, hùng hồn. Quân giạc tham lam, hoang tàn, bạo ngược bao nhiêu thì hình ảnh Trần Quốc Tuấn lại hiện lên hiên ngang, lẫm liệt và anh hùng bấy nhiêu! Đoạn văn đã làm sống lại những năm tháng hào hùng thuở “Bình Nguyên”. Nó như tiếng kèn vang dội non sông, nâng cao dũng khí đoàn quân “Sát Thát” ào ào xung trận, xốc tới với quyết tâm "phá cường địch". Hịch tướng sĩ là bài ca yêu nước thể hiện cao đẹp tinh thần quyết chiến quyết thắng của dân tộc ta, biểu hiện rực rỡ nhất "Hào khí Đông A"

#maymay#

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
14 tháng 3 2022 lúc 19:49

40, D

41, A

Bình luận (0)
Dark_Hole
14 tháng 3 2022 lúc 19:49

40D

53A

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Linh
14 tháng 3 2022 lúc 20:33

40.D

41.A

Bình luận (0)